Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 7-10/11/2024


Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Sau cuộc bầu cử tổng thống đầy sôi nổi, căng thẳng, biến động và bất an chưa từng thấy ở Hoa Kỳ, 

cho đến khi xuất hiện kết quả vị Tổng thống 47 của Hoa Kỳ là Ông Donald Trump,

tình hình hậu bầu cử Hoa Kỳ lại tiếp tục rầm rộ và tràn ngập những tin tức kèm theo những suy đoán chính xác nhất có thể 

về tương lai của xã hội Hoa Kỳ nói riêng và của thế giới nói chung, dưới thời chính quyền của vị Tổng thống 47 tái nhiệm này,

nhất là liên quan đến Khối NATO, Ukraine, Iran, Trung đông, Trung quốc, Đài Loan, Bắc Hàn, Biển Đông, Hiệp Định Khí Hậu Paris 2015, Di dân v.v.

Tuy nhiên, nguyên tắc chủ yếu bất khả sai lầm về đời sống con người trên trần gian này nói chung và về các vị lãnh đạo chính trị nói riêng

đó là "những gì của Cesar hãy trả về Cesar và những gì của Thiên Chúa hãy trả về cho Thiên Chúa" (Marco 12:17).

Nếu vị lãnh đạo nào trên thế giới này không "trả về cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa" là quyền bính của mình được Ngài trao phó trong 1 thời gian nào đó, 

nghĩa là không chân nhận mình được chính Thiên Chúa tuyển chọn hơn là do dân bầu nhờ tài năng thế lực của mình, thì sẽ chẳng thoát khỏi tình trạng lịch sử sau đây:

"Năm thứ ba, đời vua Giơ-hô-gia-kim cai trị xứ Giu-đa, vua xứ Ba-ben là Na-bu-cô-đô-nô-xo đến bao vây thành Giê-ru-sa-lem. 

Chúa trao vua xứ Giu-đa là Giơ-hô-gia-kim cùng với tất cả đồ dùng của Nhà Chúa vào tay vua Na-bu-cô-đô-nô-xo." 

(Daniel 1:1-2 - Bài Đọc trong giờ Kinh Sách Chúa Nhật 32 Thường Niên ngày 10/11/2023 hôm nay).

Chính vì Thiên Chúa mới là Đấng làm chủ lịch sử của loài người mà Ngài đã có thể thực hiện tất cả những gì Ngài muốn mà con người trần gian hữu hạn đều bất khả và bất ngờ.

Điển hình nhất trong thời hiện đại đó là Ngài đã bất ngờ cho xuất hiện trên Ngai Tòa Phêrô một vị Giáo hoàng thuộc thế giới cộng sản Đông Âu, đó là ĐTC Gioan Phaolô II ngày 16/10/1978,

sau 455 năm chỉ toàn Giáo hoàng người Ý, vị Giáo hoàng đã được Đấng Quan Phòng Thần Linh tuyển chọn và sai đến để làm biến đổi lịch sử thế giới vào cuối thế kỷ 20, thế kỷ cộng sản và phát xít,

kể từ khi Ngài bị ám sát chết hụt ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, với Biến Cố Đông Âu tự giải thể cộng sản từ Balan quê hương của ngài, sau đúng 10 năm ngài về Balan 6/1979,

để rồi cuối cùng được kết thúc một cách bất bạo động vô cùng lạ lùng cho đến lúc Bức Tường Bá Linh sụp đổ vào ngày mùng 9/11/1989, mới kỷ niệm 35 năm hôm qua, như dấu báo một Âu Châu 

tái hiệp nhất và phi cộng sản, nhất là khi "Nước Nga trở lại", ở chỗ tự động hoàn toàn từ bỏ chủ nghĩa và chế độ cộng sản vào Lễ Giáng Sinh 25/12/1991, đúng 10 năm sau khi ngài bị ám sát năm 1981!

Với tất cả lòng tin tưởng vào LTXC trước tất cả mọi biến động về chính trị và biến loạn trong xã hội như đang bị sóng thần vùi dập, 

gây ra bởi những trận động đất từ đáy biển là thâm cung của lòng người đã bị biến thái và biến dạng theo chiều hướng càng ngày càng trở thành vô thần duy vật hiện sinh hưởng thụ hiện nay, 

chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng 4 ngày qua ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:

GIÁO HỘI

Kinh Truyền Tin 10/11: Sự giả hình

ĐTC Phanxicô: Hiến máu là chứng tá của tình yêu vô biên của Kitô giáo

Vatican phát động cuộc thi nhiếp ảnh cho giới trẻ đánh dấu Năm Thánh Thể thao

ĐTC Phanxicô nói với các nữ tu: Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn

Đức Thánh Cha: Hành hương đưa chúng ta đến gần Chúa và cuộc sống người khác

ĐHY Parolin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến ông Trump sau khi ông chiến thắng trong

ĐHY Pizzaballa: Hoà bình cho Giêrusalem là hoà bình cho toàn thế giới

ĐTC Phanxicô mong các chủng sinh đồng hành với Chúa đến với người dân và với người dân đến với Chúa

ĐTC Phanxicô cám ơn những người lính Ý đã giúp đỡ những nạn nhân của chiến

Đức Thánh Cha: Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại là dấu hiệu ngôn sứ từ Chúa

Chuông Nhà thờ Đức Bà lần đầu ngân vang 5 năm sau vụ hỏa hoạn

Tín hữu Công giáo và người Do Thái thảo luận về Mười Điều Răn

Bạo lực chống Kitô giáo gia tăng, hơn 15 nhà thờ ở Nigeria phải đóng cửa

Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng

Các Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi lạc quyên hàng năm giúp đỡ hơn 20.000 tu sĩ cao niên

Các Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi “bác ái, tôn trọng và văn minh” sau cuộc bầu cử lịch sử

HIỆN THẾ

Trump tái đắc cử : Từ kinh tế đến đối ngoại, ảnh hưởng to lớn của Elon Musk

Mỹ đẩy nhanh viện trợ quân sự cho Ukraina trong bối cảnh Donald Trump sắp quay trở lại Nhà Trắng

Chính quyền Biden chuyển gấp 500 tên lửa cho Ukraine, trước khi ông Trump nhậm chức

Nga thấy "tín hiệu tích cực" từ ông Trump về Ukraine

EU trấn an Ukraine về 'sự ủng hộ không lay chuyển' sau chiến thắng của Trump

Các đồng minh châu Á của Mỹ lo lắng chờ đợi nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump

Chiến lược mơ hồ của ông Trump để 'dập lửa' Trung Đông

Iran kêu gọi ông Trump thay đổi chính sách 'áp lực tối đa'

Lãnh đạo Iran 'đá xoáy' ông Trump về chính sách với Iran

Bộ trưởng ngoại giao Iran phủ nhận âm mưu ám sát ông Trump

Canada chuẩn bị ứng phó làn sóng di cư sau tuyên bố trục xuất của ông Trump

Ông Trump có thể cứng rắn hơn với Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng?

Mỹ có thể rút khỏi thỏa thuận Paris: Nỗ lực chống biến đổi khí hậu gặp khó

Chính giới Nga dè dặt về khả năng Trump chấm dứt chiến tranh Ukraina trong vòng 24 giờ

Ukraine đối mặt tương lai bất định khi ông Trump nắm quyền

Ông Trump đã định hình chính sách về Ukraine

Những điều ông Biden có thể làm cho Ukraine trước khi rời nhiệm sở

Liệu phương Tây cuối cùng có sẵn sàng thừa nhận thất bại ở Ukraine?

Tổng thống Trump đủ khả năng tháo ngòi "thùng thuốc súng" Trung Đông?

Doanh nghiệp châu Á gồng mình đón 'bão thuế' từ ông Trump

Đức : 35 năm Bức tường Berlin sụp đổ và những tranh cãi không có hồi kết

Chiến lược của Zelensky để thuyết phục Trump không bỏ rơi Ukraina

Tổng thống Nga Putin chúc mừng Donald Trump đắc cử, sẵn sàng nối lại đối thoại

Trump đắc cử tổng thống Mỹ và những hệ quả đối với NATO

Viễn cảnh thế giới dưới thời Donald Trump

Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng

Pháp lại thúc châu Âu độc lập an ninh với Mỹ sau khi ông Trump đắc cử

Tổng Thư ký Mark Rutte: Ông Trump đúng khi nói về NATO

Belarus hứa đề cử giải Nobel nếu ông Trump chấm dứt được xung đột Ukraine

Ông Trump sẽ tính sao với Triều Tiên?

Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc, Philippines tin tưởng liên minh với Mỹ thời Trump

Trung Quốc lại thấp thỏm vì cuộc chiến thương mại chực chờ sau khi Trump đắc cử 

Thượng đỉnh Cộng đồng chính trị Châu Âu tại Budapest: Châu Âu trước thách thức Donald Trump

Chiến thắng của ông Trump tác động tới thế giới như thế nào?

Dự đoán 4 năm tới từ các chính sách và tuyên bố của ông Trump

‘Trump 2.0’ khuấy động thị trường toàn cầu

Chiến thắng của ông Trump thử thách các định chế dân chủ và quan hệ đối ngoại của Mỹ

Khám phá kế hoạch trục xuất hàng loạt của ông Trump

Chính sách đối ngoại thất thường của ông Trump đối mặt với ‘thế giới bốc hỏa’

Lời hứa chấm dứt xung đột Ukraine trong 24 giờ của ông Trump có khả thi?

Mỹ-Nga: Điện Kremlin thận trọng đối với tổng thống đắc cử Donald Trump

Nga hoài nghi khả năng ông Trump giải quyết xung đột Ukraine

Hé lộ kế hoạch của ông Trump đối với xung đột Nga - Ukraine

Tâm trạng thấp thỏm của binh sĩ Ukraine khi ông Trump đắc cử 

Lập trường của chính quyền Trump nhiệm kỳ 2 về Ukraina và Đài Loan 

Nhiệm kỳ 2 của Trump: Tương lai nào cho các đồng minh của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương?

Việt Nam đối mặt biến động thương mại dưới thời Trump

Người Việt có phản ứng khác nhau về bầu cử tổng thống Mỹ

Phản ứng của cử tri Việt ở Little Saigon sau khi Trump đắc cử

Mẹ Elon Musk hứng chỉ trích vì công kích phóng viên gốc Việt

Thời kỳ quân phiệt mới: Tô Lâm Nam tiến, thôn tính thành Hồ

Tô Lâm họp mặt cựu lãnh đạo, vắng mặt các nhân vật bị mất chức


Kinh Truyền Tin 10/11: Sự giả hình

Trưa Chúa Nhật ngày 10/11, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, ngài đã có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 32 thường niên và cảnh báo về sự giả hình.

Anh chị em thân mến, chúc Chúa Nhật tốt lành!

Bài Tin Mừng trong phụng vụ hôm nay (x. Mc 12,38-44) kể cho chúng ta về Chúa Giêsu tại đền thờ Giêrusalem, khi Người cảnh báo dân chúng về thái độ giả hình của một số kinh sư (x. cc. 38-40).

Những người này được trao vai trò quan trọng trong cộng đồng Israel: họ đọc, ghi chép và giải thích Sách Thánh. Vì thế, họ được kính trọng và mọi người ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài, hành vi của họ thường không phản ánh những gì họ giảng dạy. Họ thiếu sự nhất quán. Một số người, dựa vào uy tín và quyền lực mà họ có, đã xem thường người khác – điều này thật xấu xa: xem thường người khác – họ còn khoe khoang, và nấp sau vẻ bề ngoài tôn nghiêm và nệ luật, để đòi hỏi đặc quyền và thậm chí còn cướp đoạt từ những người yếu đuối, như các bà góa (x. c. 40). Thay vì dùng vai trò của mình để phục vụ người khác, họ biến nó thành công cụ áp bức và thao túng. Thậm chí, cầu nguyện đối với họ không còn là giây phút gặp gỡ Thiên Chúa, mà trở thành dịp để phô trương, thu hút sự chú ý và tìm kiếm sự tán dương. Chúng ta hãy nhớ đến người thu thuế và người Phariseu mà Đức Giêsu đã nói đến về việc cầu nguyện (Lc 18,9-14).

Họ - nhưng không phải tất cả - hành động như những người tham nhũng, nuôi dưỡng một hệ thống xã hội và tôn giáo trong đó việc lợi dụng người khác, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương, trở nên bình thường, họ phạm bất công và tự đảm bảo cho mình không bị trừng phạt.

Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên tránh xa những người như thế, phải “cẩn thận” (x. c. 38), không nên bắt chước họ. Ngược lại, bằng lời nói và mẫu gương của mình, như chúng ta biết, Người dạy nhiều điều khác về quyền bính. Người nói về sự hy sinh chính mình và phục vụ (x. Mc 10,42-45), về sự dịu dàng mẫu tử và phụ tử trong tương quan đối với mọi người (x. Lc 11,11-13), đặc biệt là đối với những ai cần sự giúp đỡ hơn (Lc 10,25-37). Người mời gọi những ai nắm giữ quyền bính hãy nhìn người khác, không để hạ thấp họ, mà để nâng họ lên, mang lại cho họ hy vọng và trợ giúp.

Vậy, anh chị em thân mến, chúng ta có thể tự hỏi: tôi đang hành xử thế nào trong những trách nhiệm của mình? Tôi khiêm nhường hay kiêu ngạo về vị trí của mình? Tôi quảng đại và tôn trọng người khác, hay đối xử thô lỗ và độc đoán? Và với những người yếu đuối hơn, tôi có ở bên cạnh họ, biết cúi xuống để giúp họ đứng dậy không?

Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta chiến đấu với cám dỗ giả hình nơi chính mình – Đức Giê su đã gọi họ là “kẻ giả hình”, và giả hình là một cám dỗ lớn. Xin Đức Maria giúp chúng ta làm điều tốt với tâm hồn đơn sơ mà không phô trương.

--------------------------------------

Sau kinh truyền tin, ĐTC nhắc lại hôm qua tại Seville, đã công bố phong Chân Phước cho Don Giuseppe Torres Padilla, đồng sáng lập Dòng Nữ Tu Thánh Giá. Ngài sinh sống tại Tây Ban Nha vào thế kỷ 19, nổi bật như một linh mục giải tội và người linh hướng, làm chứng tá về lòng mến đối với những người nghèo khó. Và mời mọi người cùng dành một tràng pháo tay chúc mừng Chân Phước mới!

Kế đến, ngài nhắc lại cách đây ba năm, bắt đầu khởi động Nền Tảng Hành Động Laudato Si’. Ngài cảm ơn tất cả những ai đã và đang làm việc vì sáng kiến này. Đồng thười hy vọng Hội nghị về biến đổi khí hậu COP 29, sẽ diễn ra từ ngày mai tại Baku, sẽ đóng góp hiệu quả vào việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

Tiếp theo, Ngài cũng bày tỏ sự gần gũi với người dân trên đảo Flores ở Indonesia, nơi vừa bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào núi lửa; ngài cầu nguyện cho các nạn nhân, gia đình của họ và những người di tản. Ngài cũng được nhắc lại lời cầu nguyện cho những người dân tại Valencia và các khu vực khác của Tây Ban Nha, những người đang đối mặt với hậu quả của trận lũ lụt. Ngài đã xin đặt một câu hỏi: tôi đã cầu nguyện cho Valencia chưa? tôi nghĩ đến việc đóng góp gì để giúp đỡ họ chưa?

Sau đó, Ngài cũng nhớ đến Mozambique đang trong tình trạng rất đáng lo ngại và xin mọi người cầu nguyện cho toàn thể dân tộc Mozambique, để không làm mất đi niềm tin vào con đường dân chủ, công lý và hòa bình.

Ngài cũng mời gọi tiếp tục cầu nguyện cho Ukraine, nơi mà các bệnh viện và các công trình dân sự cũng bị tấn công; cầu nguyện cho Palestine, Israel, Lebanon, Myanmar, Sudan; và cầu nguyện cho hòa bình trên toàn thế giới.

Tiếp tục, Ngài nói: “Hôm nay, Giáo Hội Ý tổ chức Ngày Tạ Ơn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với giới nông dân và khuyến khích việc canh tác đất đai để bảo vệ sự màu mỡ của đất cho các thế hệ mai sau.”

Kế đó, ngài gửi lời chào yêu mến đến các bạn, những người Rôma và các tín hữu hành hương, các em thiếu nhi Immacolata, đặc biệt là các tín hữu từ Kazakhstan, Moscow, New York, Bastia (Corsica), Beja và Algarve ở Bồ Đào Nha, Warsaw, Lublin và các thành phố khác của Ba Lan. Ngài chào các thành viên của Ủy ban xúc tiến Thỏa thuận Giáo dục Toàn cầu với các đại diện của nhiều Đại học Công giáo; ngài chào các em nhỏ chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm Sức ở Empoli; các tình nguyện viên của Ngân hàng Thực phẩm và Dàn nhạc quân đội Ý.

Sau cùng, Ngài chúc mọi người một Chúa Nhật tốt lành và xin đừng quên cầu nguyện cho ngài. Ngài cũng chúc mọi người ngon miệng và chào tạm biệt!